Nếu đã từng quan tâm về thị trường thương mại điện tử thì hẳn bạn đã từng nghe tới tên gọi Shopee. Vậy Shopee là gì? và mô hình này hoạt động như thế nào?, chúng ta cùng tìm hiểu về sàn giao dịch mới nhưng có sức ảnh hưởng không nhỏ mang tên trang thương mại điện tử shopee.
Shopee là gì?
Shopee là một cái tên mới nổi trên thị trường thương mại điện tử trong khoảng một vài năm trở lại đây. Giống như Lazada, Tiki, Adayroi… Shopee là kênh bán hàng trung gian kết nối người mua và người bán, giúp các hoạt động kinh doanh trực tuyến của người dùng trở nên đơn giản nhất có thể.
Nói một cách đơn giản, câu hỏi Shopee là gì đã có câu trả lời. Shopee là kênh thương mại điện tử để người mua và người bán giao dịch với nhau theo cách riêng biệt. Người bán đăng bán sản phẩm và người mua mua hàng trên Shopee.
Cách hoạt động của Shopee
Trái ngược với mua hàng truyền thống là thị trường mua hàng trực tuyến hay còn gọi là thương mại điện tử. Thị trường của Shopee là thị trường thương mại điện tử. Tức là các giao dịch mua hàng trên Shopee diễn ra hoàn toàn trực tuyến.
Điều khác biệt làm nên một Shopee hùng mạnh như hiện tại là trong các giao dịch tại Shopee, Shopee chỉ đóng vai trò là kênh bán hàng trung gian. Điều này có nghĩa là Shopee không phải người mua hay người bán, cũng không phải người tư vấn hay vận chuyển.
Vậy Shopee là gì? Đó là đơn vị hỗ trợ người bán đăng tải các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và tạo công cụ để người mua tiếp cận các thông tin hàng hóa một cách trực quan, tiện lợi bằng giao diện web hoặc điện thoại.
Sự khác biệt đến từ mô hình C2C
Với những thông tin trước đó, chúng ta đã có cái nhìn tương đối đầy đủ về Shopee là gì. Tuy nhiên, nếu Shopee giống với tất cả các sàn TMĐT khác thì chưa chắc tên tuổi và độ phủ sóng của Shopee đã trở nên mạnh mẽ như ngày hôm nay. Shopee là sàn thương mại điện tử kiểu mới hoạt động theo một mô hình gọi là C2C.
Đầu tiên, Shopee hiện là ứng dụng di động được phát triển tại 7 Quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam vơi lượt tải và sử dụng rất lớn. Mô hình chung mà Shopee đang theo đuổi được gọi là C2C tức là nền tảng trực tuyến kết nối người tiêu dùng với nhau. Người tiêu dùng ở đây tức là người mua và người bán sẽ chủ động giao dịch và chịu trách nhiệm với hoạt động mua bán của mình, Shopee không can thiệp vào quá trình này.
Nếu định nghĩa theo chuyên ngành như trên hơi khó hiểu thì nói một cách đơn giản hơn đó là ở Shopee người tiêu dùng tự giao dịch theo nhu cầu cá nhân. Bạn có thể bán hàng và có thể mua hàng trên đó.
Điểm này khác biệt so với các trang TMĐT trước đây như Lazada, Adayroi, Lotte… Chúng ta đã quen với viêc online và mua hàng, rất ít người chủ động bán hàng trước khi Shopee xuất hiện. Và nhờ đó khi Shopee quảng bá hình thức trao đổi hàng hóa này thì ngay lập tức đã thu hút được đa số các chủ shop online tham gia cộng đồng Shopee.
Shopee là gì? Shopee là nơi bạn có thể mua hàng và bán hàng trên đó. Thủ tục bán hàng trên các trang TMĐT đã xuất hiện từ trước đó nhưng thủ tục đăng bán có phần phức tạp nên chưa được phát triển.
Shopee phát triển thị trường người bán với thủ tục rất đơn giản. Các chủ shop chỉ cần đăng ký thông tin, up ảnh, đăng bán thoải mái và tự nhiên. Cũng chính vì thế hàng hóa trên Shopee nhiều khi không được đánh giá cao về chất lượng. Bạn có thể tìm hiểu về chất lượng hàng hóa trên Shopee tại đây.
Tóm lại, Shopee là một sàn thương mại điện tử hoạt động theo kiểu mới. Bạn vẫn có thể mua hàng trên Shopee giống như tất cả các địa chỉ khác. Bên cạnh đó tính năng bán hàng của Shopee cũng được ưu tiên phát triển rất mạnh. Tới đây chắc hẳn các bạn đã có định nghĩa đầy đủ về Shopee – trang TMĐT tiềm năng và phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây rồi đúng không? Hãy để lại comment để chúng tôi biết về điều đó nhé!
Tại sao có những mã giảm giá mình dùng không được?
Trường hợp không dùng được mã giảm giá có thể do mã giảm giá hết hạn hoặc bạn nhập chưa đúng mã bạn ạ. Bạn có thể thông tin thêm khi bạn nhập mã giảm giá máy báo như thế nào nha b. Bạn tham khảo thêm thông tin tại đây: https://magiamgiashopee.net/ma-giam-gia-app-shopee/khong-nhap-duoc-ma-giam-gia-shopee-nguyen-nhan-va-huong-khac-phuc/